
Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa Vật chất và Y thức? Từ đó nêu nên sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước/ liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên hiện nay.
Những năm qua nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay tạo nên thời kỳ phát triển cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh với trình độ ngay càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Vấn đề đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối liên hệ giàng buộc chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau. Chính vì vậy tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép chúng ta vận dụng nó vào mối quan hệ kinh tế và chính trị của đất nước, giúp cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta ngày càng giầu mạnh.
Lý
luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Khái
niệm về Vật chất: Vật chất là phạm trù rất phức tạp và có
rất nhiều quan niệm khác nhau về vật chất đứng trên các giác độ khác nhau.
Nhưng theo Lênin định nghĩa: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
Lênin chỉ rõ rằng, để định
nghĩa vật chất, không thể làm theo cách thông thường là quy một khái niệm cần định
nghĩa sang một khái niệm khác rộng hơn vì khái niệm vật chất là một khái niệm rộng
nhất. Để định nghĩa vật chất, Lênin đó đối lập vật chất với ý thức, hiểu vật chất
là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, vất chất tồn
tại độc lập đối với cảm giác, với ý thức, còn cảm giác, ý thức phụ thuộc vào vật
chất, phản ánh vật chất.
Khi định nghĩa:” Vật chất
là một phạm trù triết học”, Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là một khái niệm
rộng nhất, rộng vô hạn, muốn phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết
học, là kết quả của sự khái quát và trừu tượng, với những dạng vật chất cụ thể,
với những “hạt nhỏ” cảm tính. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học không
có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụ được. Định nghĩa vật chất như vậy khắc
phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ, đồng nhất vật chất
với hình thức biểu hiện cụ thể của nó.
Khái
niệm về ý thức: Cũng như vật chất có rất nhiều các quan
niệm về ý thức theo các trường phái khác nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy
vật ở đây khẳng định rằng ý thức là đặc tính là sản phẩm của vật chất, ý thức
là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người thông qua lao động
và ngôn ngữ. Mác nhấn mạnh rằng tinh thần, ý thức chẳng qua là cái vật chất được
di chuyển vào bộ óc của con người và được cải biến ở trong đó. Ý thức là một hiện
tượng của xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm ý thức, tri thức, tìm cảm, ý chí
trong đó tri thức là quan trong nhất là phương thức tồn tại của ý thức.
Mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức
Lênin đã chỉ ra rằng: Phải trả
lời câu hỏi cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
Song sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ là tương đối nếu như chúng là những
nguyên tố, những mặt không thể thiếu được trong hoạt động của con người, đặc biệt
là hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người.
tính tương đối trong sự
đối lập giữa vật chất và ý thức thể hiện ở
tính độc lập tương đối, tính năng động của ý thức. Mặt khác, đời sống
con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa đời sống vật chất và đời sống
tinh thần trong đó những nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng và những
nhu cầu vật chất cũng bị tinh thần hoá. Khẳng định tính tương đối của sự đối lập
giữa vật chất và ý thức không có ý nghĩa là khẳng định rằng cả hai nhân tố có
vai trò như nhau trong đời sống và hoạt động của con người. Trái lại, triết học
Mác-Lênin khẳng định rằng, trong hoạt động của con người, những nhân tố vật chất
và ý thức có tác động qua lại, song sự tác động đó diễn ra trên cơ sở tính thứ
nhất của nhân tố vật chất so với tính thứ hai của nhân tố ý thức.
Trong hoạt động của con
người, những nhu cầu vật chất xét đến cùng bao giờ cũng giữ vai trò quyết định,
chi phối và qui định hoạt động của con người vì nhân tố vật chất qui định khả
năng các nhân tố tinh thần có thể tham gia vào hoạt động của con người, tạo điều
kiện cho nhân tố tinh thần hoặc nhân tố tinh thần khác biến thành hiện thực và
qua đó qui định mục đích chủ trương biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động
của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa bổ sung, cụ thể hoá mục đích, chủ trương,
biện pháp đó. Hoạt động nhận thức của con người bao giờ cũng hướng đến mục tiêu
để biến tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống, hơn nữa, cuộc sống tinh thần
của con người xét đến cùng bị chi phối và phụ thuộc vào việc thoả mãn nhu cầu vật
chất và vào những điều kiện vật chất hiện có.
Khẳng định vai trò cơ sở,
quyết định trực tiếp của nhân tố vật chất, triết học Mác- Lênin đồng thời cũng
không coi nhẹ vai trò của nhân tố tinh thần, của tính năng động chủ quan. Nhân
tố ý thức có tác dụng trở lại quan trọng đối với nhân tố vật chất. Hơn nữa,
trong hoạt động của mình con người không thể để cho thế giới khách quan, quy luật
khách quan chi phối mà chủ động hướng nó đi theo con đường có lợi của mình. Ý
thức con người không thể tạo ra các đối tượng vật chất, cũng không thể thay đổi
qui luật vận động của nó. D đó, trong quá trình hoạt động của mình, con người
phải tuân theo qui luật khách quan và chỉ có thể đề ra những mục đích, chủ
trương trong phạm vi hoàn cảnh vật chất cho phép.
Vận
dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế ở nước
ta hiện nay
Về
mối quan hệ kinh tế và chính trị: Giữa vật chất và ý thức
có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Nhân tố vật chất giữ vai trò là cơ sở, quyết
định, còn nhân tố ý thức là có tác dụng trở lại đối với nhân tố vật chất. Trong
nhiều trường hợp, nhân tố ý thức có tác dụng quyết định đến sự thành bại của hoạt
động con người. Điều này thể hiện rõ trong tác động của đường lối, các chủ
trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính
trị thay đổi tuỳ theo từng hình thái kinh tế xã hội. Con người trải qua năm
hình thái xã hội: thời kỳ nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa. Trình độ tổ chức quản lí và tính chất hiện đại của nền sản xuất
sẽ là nhân tố qui định trình độ hiện đại và mức sống của xã hội. Sản xuất vật
chất còn là nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần
của xã hội. Hiện thực lịch sử đã chỉ ra rằng, mọi quan hệ của đời sống xã hội
bao gồm quan hệ chính trị. Nhà nước pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật,
tôn giáo… đều hình thành và biến đổi phát triển gắn liền với cơ sở kinh tế và sản
xuất nhất định.
Trong xã hội ấy, theo
Mác quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (quan hệ kinh tế) là
quan hệ cơ bản nhất quyết định tất cả các quan hệ khác. Một khi sản xuất phát
triển, cách thức sản của con người thay đổi, năng suất lao động tăng, mức sống
được nâng cao thì các mối quan hệ và mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi
theo. Sản xuất vật chất hay kinh tế là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất tham gia
vào quá trình phát triển và hoàn thiện các chức năng cảu con người, thoả mãn
các nhu cầu của con người và xã hội.
Sản xuất vật chất, môi
trường, tự nhiên, điều kiện xó hội…đòi hỏi thế lực, trí tuệ và nhân cách của
con người phải phát triển thích ứng với nó. Yêu cầu khách quan của sự phát triển
kinh tế, phát triển sản xuất là cho khoa học kĩ thuật và điều kiện sinh hoạt xã
hội, là nhân tố quan trọng hàng đầu của Lực lượng sản xuất. Sự phong phú và đa
dạng của những quan hệ vật chất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và
đời sống tinh thần trong quá trình sản xuất vật chất là cơ sở làm nảy sinh sự
phong phú và đa dạng trong sự phát triển thể chất, năng lực và tinh thần của
con người.
Nói cho cựng thỡ trong
hoạt động của con người, những nhu cầu về vật chất (kinh tế) bao giờ cũng giữ
vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động bởi vì con người phải
trước hết ăn mặc, ở, rồi mới nghĩ đến vui chơi, giải trí. Hoạt động nhận thức của
con người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu
sống. Hơn nữa, cuộc sống tinh thần của con người xét đến cùng bị chi phối và phụ
thuộc vào việc thoả mãn nhu cầu vật chất và vào những điều kiện vật chất hiện
có.
Nền kinh tế của mỗi nước
là cơ sở để nước đó thực hiện những chủ trương, biện pháp trong việc quản lí, đề
ra những chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển quân đội để đảm bảo
trật tự an ninh và chủ quyền quốc gia. Căn cứ vào thực trạng của nền kinh tế,
các tư tưởng và chính sách đổi mới phát triển kinh tế được đưa ra phù hợp và hiệu
quả nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao cho
xã hội, cũng đồng thời cho nhân dân. Tác dụng ngược trở lại, thể chế chính trị
(ý thức) của một nước cũng rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước. Chính
trị ổn định là điều kiện tốt, tạo không khí yên ấm, thoải mái và tự do để mọi
người, nhà nhà, các công ty, các tổ chức, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế,
xã hội cống hiến và phát huy khả năng của mình để đem lại lợi ích cho bản thân
mình và lợi cho xã hội.
Nguyên lý triết học Mác
– Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi chúng ta phải
xem xét tình hình các sự vật (Ở đây là nền kinh tế ) từ thực tế khách quan,
tránh chủ chủ nghĩa chủ quan, duy ý trí, đồng thời phát huy vai trò năng động
sáng tạo của ý thức, phát huy nỗ lực chủ quan
của con người (như hoạt động kinh tế của nước ta, trong công cuộc đổi mới
do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng đã chú trọng đến việc đề cao yếu tố con
người, làm cho ý thức thay đổi mới thâm nhập vào các cơ sở kinh tế, vào đông đảo
quần chúng).
2.
Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới
ở nước ta hiện nay
Như chúng ta đã biết,
sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế miền Bắc còn nhiều
nhược điểm. Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, cơ cấu kinh tế nhiều mặt mất cân đối,
năng suất lao động thấp, sản xuất chưa bảo đảm nhu cầu đời sống, sản xuất nông
nghiệp chưa cung cấp đủ thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp,
hàng hoá cho xuất khẩu. Mặt khác nền kinh tế miền Bắc còn bị chiến tranh phá hoại
bằng không quân của đế quốc Mỹ tàn phá nặng nề. Ở miền Nam, sau 20 năm chiến
tranh, nền kinh tế bị đảo lộn và suy sụp, nông nghiệp nhiều vùng hoang hoá, lạm
phát trầm trọng…
Trước tình hình đó, Đại
hội Đảng lần thứ IV lại đề ra những chỉ tiêu kế hoạch năm 1976-1980 quá cao về
xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất vượt quá khả năng của nền kinh tế, như
năm 1975, phấn đấu đạt 20 triệu tấn lương thực, 1 triệu tấn cá biển, 1 triệu ha
khai hoang, 1 triệu 200 ha rừng mới trồng… 10 triệu tấn than sạch, 2 triệu tấn
xi măng… Đặc biệt là đề ra việc xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng,
đặc biệt là cơ khí và đặt nhiệm vụ hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền Nam.
Những chủ trương sai lầm
đó cùng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã tác động xấu tới nền
kinh tế, ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân… Đến hết năm 1980, nhiều
chỉ tiêu kinh tế đề ra chỉ đạt khoảng 50%-60% mức đề ra, nền kinh tế tăng trưởng
rất chậm chạp: tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 1,5%, công nghiệp tăng 2,6%,
nông nghiệp giảm 0,15%.
Đại hội Đảng lần thứ V
cũng chưa tìm ra được đầy đủ những nguyên nhân đích thực của sự trì trệ trong nền
kinh tế của nước ta và cũng chưa đề ra được các chủ trương chính sách và toàn
diện về đổi mới, nhất là kinh tế. Trong năm 1981-1985 chúng ta chưa kiên quyết
khắc phục chủ quan, trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ
nghĩa và quản lí kinh tế, lại phạm những sai lầm mới trong lĩnh vực phân phối
lưu thông. Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội
lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế- xã hội, ổn định đời sống
nhân dân.
Trong cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nhận định: “Trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường
lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng Đảng đã sai
phạm sai lầm chủ quan duy ý trí, vi phạm qui luật khách quan: Nóng vội trong cải
tạo xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần; đẩy mạnh quá mức
việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao
cấp, có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương”.
Tất nhiên, ngoài những
khuyết điểm chủ yếu nêu trên, cũn cú những nguyên nhân khách quan như hậu quả của
nhiều năm chiến tranh, bối cảnh quốc tế…song chủ yếu là do chúng ta phạm sai lầm
chủ quan, những sai lầm đó cùng với trì trệ trong công tác tổ chức cán bộ đã
kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển.
Nhắc lại tình hình trên
để thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức đối với vật chất (là nền kinh tế) và thấy tác
động qua lại giữa kinh tế và chính trị trước khi có công cuộc đổi mới. Phép biện
chứng duy vật khẳng định rằng nếu ý thức là tiêu cực thì sớm muộn sẽ bị đào thải.
Vì vậy trước tình hình
ngày càng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở nước ta Đảng và
nhà nước ta đã đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình lấy ý kiến rộng rãi của
cơ sở, của nhân dân, và đặc biệt là đổi mới tư duy về kinh tế. Đại hội lần thứ
VI của Đảng đã rút ra bốn kinh nghiệm lớn, trong đó có kinh nghiệm: phải luôn
xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hanh động theo qui luật khách quan. Đảng đã
đề ra đường lối, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Tại Đại hội VI Đảng ta
đã tự phê bình một cách nghiêm khắc, đã phân tích đúng nguyên nhân của tình
hình khủng hoảng kinh tế xã hội, đề ra các định hướng mới đặc biệt là đổi mới
kinh tế, đã thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực
phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất, hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tiểu tư sản, sản xuất hàng hoá và kinh tế tư bản
tư nhân, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá- tiền
tệ. Trong quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, những diễn biến
phức tạp đã ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế và xã hội của nước ta, nhưng Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai
phá con đường đổi mới: công cuộc đổi mới. Và đến Đại hội Đại Biểu toàn Quốc lần
thứ VII ta đã đánh giá tình hình kinh tế chính trị xã hội Việt Nam sau bốn năm
thực hiện đường lối đổi mới: công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước
đầu rất quan trọng.
Tình hình chính trị của
đất nước ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình
thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lí của nhà nước, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc
độ lạm phát được kìm chế bớt, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận
nhân dân có phần được cải thiện. So với trước đây thì mức độ khủng hoảng đã giảm
bớt. Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy…
Qua những dẫn chứng
trên, ta thấy rõ tác động qua lại giữa ý thức và vật chất, giữa kinh tế và
chính trị. Nhờ có đường lối đổi mới, sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân
nói chung được cải thiện, mức độ khủng hoảng đã giảm bớt, do đó đã góp phần ổn
định tình hình chính trị của đất nước, góp phần vào việc phát huy dân chủ trong
xã hội. Không chủ quan với những thành tựu đã đạt được, Đại hội VII đã chỉ ra
những tồn tại lớn cần giải quyết, đặc biệt về mặt kinh tế đó là: lạm phát còn ở
mức cao, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài, lao động thiếu việc làm tăng lờn…
Đồng thời cũng tự phê
bình về việc chậm xác định rõ yêu cầu và nội dung đổi mới, còn nhiều lúng túng
và sơ hở trong điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường… Đặc biệt, Đại hội
cũng xác định: “Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị tập trung
sức đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân và làm việc,
các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội,
coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành đổi mới trong lĩnh vực chính trị”.
Như vậy, rõ ràng Đảng cộng
sản Việt Nam ngày càng vận dụng đúng đắn phương pháp luận duy vật biện chứng về
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới, tiến hành đổi mới
kinh tế trước để tạo điều kiện đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đại hội VII,
sau khi đã phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước đã đề ra
mục tiêu tổng quát vào các mục tiêu cụ thể, những phương châm chỉ đạo trong 5
năm 1991- 1995 đặc biệt đáng chú ý là phương châm kết hợp động lực kinh tế với
động lực chính trị tinh thần, phương châm tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ
đưa công tác đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới các lĩnh vực khác.
Nói về Đảng trong công
cuộc đổi mới, báo cáo chính trị trước Đại hội đã nhận xét: ” Nét nổi bật là
trong Đảng đó cú sự đổi mới tư duy về kinh tế với tinh thần độc lập sáng tạo, Đảng
đã cụ thể hoá và phát triển nghị quyết Đại hội VII, bước đầu hình thành hệ thống
các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta”.
Sau Đại hội lần thứ
VII, Ban chấp hành TW Đảng (khoá VII) đã đề ra các nghị quyết hội nghị Trung
ương 2, 3, 4, và 5 để cụ thể hoá và phát triển đường lối Đại hội VII, giải quyết
một loạt vấn đề cụ thể trên nhiều lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ đó đánh giá thành tựu to lớn có ý nghĩa hàng đầu
là đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế xã
hội…khắc phục được nhiều mặt đình đốn, suy thái, tốc độ tăng trưởng khá và liên
tục trong 3 năm qua. Lạm phát được đẩy lùi từ 67% năm 1991 xuống còn 17,5% năm
1992 và còn 5,2% năm 1993. Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng bình quân 8,2% (mức
đề ra cho năm 1991- 1995 là 5,5- 6,5%). Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối
toàn diện, sản lượng lương thực 5 năm qua tăng 26% so với 5 năm trước đó, tạo
điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, vấn đề lương thực được giản quyết tốt.
Sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,3 % (mức kế
hoạch là 7,5% – 8,5%).
Như vậy, ở đây lại càng
thấy rõ tác động của kinh tế đối với chính trị và xã hội, đối với công tác đối
ngoại, công tác quốc phòng và an ninh… Đổi mới kinh tế quyết định nhưng các
nhân tố chính trị, xã hội, đối ngoại cũng ảnh hưởng tích cực trở lại một cách
biện chứng đối với kinh tế. Vân dụng đúng đắn các qui luật của phép biện chứng
duy vật. Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì cũng vạch ra những mặt yếu
kém về kinh tế, nền kinh tế vẫn còn mang tích chất kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
công nghiệp nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển, kinh tế tuy tăng trưởng khá
nhưng năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp…và những vấn đề tồn tại lớn về mặt
văn hoá, xã hội…
KẾT LUẬN
Xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam là sự nghiệp rất khó và phức tạp, có thể coi nó như một công cuộc
kháng chiến trường kỳ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Những diễn biến phức tạp
của tình hình thế giới, những biến động nhiều của đất nước ta trong quá trình đổi
mới toàn diện xã hội càng đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải kiên trì, kiên định,
giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn đồng thời phải tỉnh táo, thông
minh nhạy bén để thích ứng kịp thời với tình hình thực tế biến đổi từng ngày, từng
giờ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét